NSƯT Trịnh Kim Chi tu sửa chùa Nghệ Sĩ hơn 200 triệu

Sự kiện:
Trịnh Kim Chi

Chia sẻ


Trịnh Kim Chi cho biết việc tu sửa chùa Nghệ sĩ đã hoàn thành.

NSƯT Trịnh Kim Chi hiện đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, Trưởng Ban Ái hữu nghệ sĩ TP.HCM.

Trước đó, theo Trịnh Kim Chi, chùa Nghệ sĩ (Quận Gò Vấp, TP.HCM) hiện xuống cấp trầm trọng. Do bị thấm nước, tường bị mục, một vài cây cột bị bung nên chị quyết định cho sơn sửa lại tường và cột khu vực chánh điện. Các chùa nhỏ ở sân sau được ốp lại gạch…

“Chúng tôi rất lưu tâm vấn đề lưu giữ hồn cốt của chùa Nghệ sĩ. Việc tu sửa nhằm nâng cấp, cải tạo những hạng mục đã xuống cấp cũng như sơn mới để chùa khang trang hơn. Nhưng tinh thần phải giữ nguyên diện mạo của chùa”, Trịnh Kim Chi cho hay.

NSƯT Trịnh Kim Chi tu sửa chùa Nghệ Sĩ hơn 200 triệu - 1

Trịnh Kim Chi cũng cho biết, chị có cải tạo lại khu vực sân khấu để thỉnh thoảng các đoàn về biểu diễn hoặc làm lễ giỗ Tổ… Ngoài ra, Trịnh Kim Chi cho làm thêm một nhà quàn, nơi tổ chức đám tang miễn phí cho những nghệ sĩ nghèo.

Với kinh phí hơn 200 triệu đồng, hiện tại việc tu sửa chùa Nghệ sĩ đã hoàn thành để có thể đón tết Quý Mão sắp về. Nguồn kinh phí xây dựng là quỹ của chùa và các mạnh thường quân, các nghệ sĩ đóng góp như gia đình Trịnh Kim Chi, Lý Hùng, Lý Hương, Đại Nghĩa, Hoà Hiệp, Bá Thắng, gia đình nghệ sĩ Kiều Tiên…

NSƯT Trịnh Kim Chi tu sửa chùa Nghệ Sĩ hơn 200 triệu - 2NSƯT Trịnh Kim Chi tu sửa chùa Nghệ Sĩ hơn 200 triệu - 3NSƯT Trịnh Kim Chi tu sửa chùa Nghệ Sĩ hơn 200 triệu - 4NSƯT Trịnh Kim Chi tu sửa chùa Nghệ Sĩ hơn 200 triệu - 5

Quan cảnh hiện tại của chùa Nghệ sĩ

Chùa Nghệ sĩ còn có tên Nhựt Quang Tự hoặc Phật Quang Tự – là địa danh nổi tiếng tại quận Gò Vấp, TP.HCM. Năm 1958, nghệ sĩ Phùng Há được Hội Nghệ sĩ Ái hữu Tương tế tài trợ mua đất làm nơi yên nghỉ cho nghệ sĩ cải lương.

Sau khi bà mua mảnh đất hơn 6000 m2, gần 10 năm chùa chưa được xây vì thiếu kinh phí. Năm 1969, ông bầu Năm Công xin nghệ sĩ Phùng Há cho dựng am để tu hành. Năm 1970, sau khi am hoàn thành, ông quyết định bán vì không còn tiền trả nợ.

Bầu Xuân của đoàn Dạ Lý Hương đã mua lại am với giá gần 100 cây vàng, sau đó xây thành chùa, dành một phần diện tích làm nơi mai táng của nhiều nghệ sĩ và người thân.

Hơn nửa thế kỷ, đây là nơi an nghỉ của nhiều tên tuổi nổi tiếng như cặp soạn giả cải lương Hà Triều – Hoa Phượng, Thu An, nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Thanh Nga, Hoàng Giang, Trường Xuân, Bảy Cao, Minh Phụng, Lương Tuấn, Lê Vũ Cầu, Lê Công Tuấn Anh…

Chia sẻ

Theo Trai Úc (Tri thức & Cuộc sống)

Related Posts